Ngoài việc phòng trừ bệnh đốm nâu có hiệu quả cao, người trồng thanh long còn yên tâm hơn bởi nó còn phòng trừ bệnh thán thư, bệnh thối cành. Ngoài ra năng suất tăng 30%, trái lớn, đồng đều, mã đẹp mà không sợ dư lượng thuốc BVTV
Nhà báo Lê Thanh Nguyên với vườn thanh long ruột đỏ, áp dụng quy trình phòng trừ bệnh của Hợp Trí
QUY TRÌNH CỦA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Anh Trương Văn Ngoan, 34 tuổi, chưa vợ, người chuyên trồng và mua gom thanh long tại ấp Long Thạnh, xã Long Trì, huyện Châu Thành, Long An vừa trúng một "chiêu độc", chỉ với 195 triệu tiền vốn và chỉ trong vòng 20 ngày anh đã lời được 225 triệu đồng. Số là ông Bé, cùng ấp với anh Ngoan có vườn thanh long 1.800 trụ, năm thứ 8 bị bệnh đốm nâu quá nặng, thất thu liên tục 4 vụ liền, nên ở vụ chạy đèn đầu tháng 10 vừa qua, sau khi đậu trái 10 ngày, ông quyết định bán mão cả vườn cho anh Ngoan với giá 195 triệu theo kiểu "lời ăn lỗ chịu".
Nhìn vườn thanh long "mục hết nóc", anh em và bạn bè, những nhà vườn thanh long "kinh nghiệm đầy mình" với anh Ngoan đều phản đối kịch liệt. Thế nhưng Ngoan vẫn bỏ ngoài tai, xử lý vườn theo quy trình anh đã rút tỉa được trong 3 năm vật lộn với căn bệnh quái ác. Kết quả, 20 ngày sau từ khi nhận vườn, anh thu hoạch được 18 tấn, và chỉ có 1 tấn bị dạt do nhiễm nấm. Gặp lúc giá cao anh bán được 450 triệu, trừ chi phí thuốc men và công cán anh còn lời 225 triệu.
Giải thích cho quyết định táo bạo của mình, anh Ngoan dẫn tôi đi thăm vườn thanh long rộng 1,6 ha của chính anh. Thật bất ngờ, cả vườn thanh long sung sức không có vết bệnh nào "– Không có kinh nghiệm từ vườn này thì nếu có "tiền tấn" cũng không dám".
Ngoan chia sẻ, câu chuyện bắt đầu từ cuối năm 2012, khi nhờ người chú đến xịt thuốc cỏ. Cuối ngày, anh phát hiện ra có một vài cây bị các đốm nâu mà anh cứ ngỡ chú anh không thận trọng để thuốc cỏ bắn vào cây. Sau khi người chú cùng đại lý Sáu Quý bán thuốc cỏ thề độc, anh mới quan sát kỹ lưỡng và mời cán bộ BVTV xuống giám định. Tuy không xác định được tác nhân gây bệnh nhưng các triệu chứng nấm thì rõ và anh đã may mắn gặp được kỹ sư Sơn, cán bộ kỹ thuật của Cty Hợp Trí và nhanh chóng thống nhất sử dụng vườn anh làm thí nghiệm. Lúc đấy cả anh và bộ phận kỹ thuật của Hợp Trí chưa có được quy trình xử lý vườn để đảm bảo hiệu quả cao như hiện nay, tuy nhiên đã xác định được nguyên tắc 3 điểm: Nâng cao sức đề kháng cho cây; kết hợp thuốc phòng và thuốc trị; xác định thời điểm và cách phun thuốc để đạt hiệu quả tối ưu. Sau mấy vụ, điều chỉnh tới lui, cuối cùng anh và cán bộ kỹ thuật Hợp Trí đã xây dựng được quy trình đẩy lùi được bệnh đốm nâu quái ác và đấy là cơ sở để anh có thể tự tin để mua mão cả vườn thanh long đang bị bệnh hoành hành của ông Bé như đã nói trên.
Tham gia thí nghiệm cùng anh Ngoan, còn có anh Trần Minh Tiến, ấp Long Trường cùng xã. Anh Tiến là người có thâm niên trồng thanh long hơn 20 năm "kinh nghiệm đầy mình" nhưng vẫn bất lực khi cả 1.200 trụ thanh long 15 năm tuổi bị nấm Neoscytalidium dimidiatum đồng loạt tấn công. Ngày 5/12 chúng tôi tới thăm vườn đúng ngày anh đang thu hoạch và cho dù giá thanh long bỗng dưng từ 20.000 đ/kg sụt xuống chỉ còn 9.000 đ/kg nhưng anh vẫn vui vì "Dám cược với nhà báo rằng tại thời điểm này không có vườn nào đang thu hoạch mà có trái sạch, to, đồng đều như của tui". Anh Tiến cho biết, từ năm 2012, anh cùng anh Ngoan và anh Sơn, cán bộ kỹ thuật của Cty Hợp Trí hợp nhau thành bộ ba "ăn ngủ cùng thanh long". Anh Sơn có kiến thức, có thuốc; anh Ngoan có vườn thanh long trẻ, người trẻ, giao du rộng, ham học hỏi, còn Tiến có vườn thanh long già, có kinh nghiệm. Bộ ba quyết tâm tìm cho được phương pháp phòng trừ bệnh đốm nâu và đã thành công bước đầu, mặc dù vẫn chưa thật mỹ mãn.
Mặc dù không cùng nhóm nhưng nhà báo Lê Thanh Nguyên, phóng viên mảng Nông nghiệp (Đài Truyền hình Long An) cũng say mê nghiên cứu. Anh Nguyên có 2.000 trụ thanh long ruột đỏ, đang tơ. Khác với anh Ngoan và anh Tiến, ngoài một số sản phẩm của Cty Hợp Trí, anh Nguyên còn chọn sản phẩm của một số Cty khác để xử lý phối hợp. Sau 2 năm "tự nghiên cứu", Nguyên thừa nhận quy trình kết hợp thuốc với dinh dưỡng của Hợp Trí mang lại hiệu quả cao hơn nên từ tháng 6/2014 đến nay, cả 2.000 trụ Thanh long của anh đều xử lý theo quy trình Hợp Trí.
Không chỉ riêng nhóm thanh long "cấp tiến" ở Châu Thành, Long An, Hợp Trí còn kết hợp với Trung tâm BVTV phía Nam, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Chi cục BVTV Bình Thuận bố trí rất nhiều mô hình khảo nghiệm ngoài đồng đều cho kết quả khả quan, hiệu lực phòng trừ đều đạt từ 60 - 70% trở lên trong mùa mưa và 80-85% trở lên trong mùa nắng, một kết quả không cao như một số thuốc BVTV đặc trị trên một số đối tượng dịch hại khác, nhưng được thực tế và các chuyên gia BVTV chấp nhận.
SỰ TRÙNG HỢP
Theo Cục BVTV, đã có khoảng 18.000 ha thanh long bị nhiễm nấm đốm nâu, chiếm 50% diện tích cây này của cả nước. Trước sức tàn phá của dịch bệnh, ngày 23/8/2014, tại Bình Thuận, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị chuyên đề và Bộ đã thành lập BCĐ phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long cử Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm Trưởng ban với nguồn kinh phí "cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu". Cũng tại hội nghị này, "đội đặc nhiệm" được thành lập do TS Nguyễn Xuân Hồng Cục trưởng Cục BVTV làm đội trưởng, huy động tất cả "chất xám" chuyên ngành của các cơ quan khoa học và quản lý Nhà nước, kể cả mời chuyên gia nước ngoài. Đội có nhiệm vụ nhanh chóng tìm ra phương pháp phòng trị hiệu quả bệnh đốm nâu cho cây trồng có giá trị cao này.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, DN và người trồng thanh long, ngày 24/11 quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long đã được Cục BVTV ban hành, theo đó phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bao gồm biện pháp về canh tác, về giống, về đấu tranh sinh học và biện pháp hóa học. Điều đặc biệt là phần lớn các biện pháp này giống với quy trình phòng trừ của Cty Hợp Trí, nhất là biện pháp hóa học. Nguyên văn của quy trình Cục BVTV "Tạm thời sử dụng các thuốc chứa hoạt chất gốc đồng, hỗn hợp hoạt chất Azoxytrobin + Difenoconazole để phòng trừ bệnh đốm nâu, lượng dùng theo khuyến cáo của nhà SX". Về hoạt chất gốc đồng, Hợp Trí đã và đang nổi tiếng với sản phẩm đồng đỏ (Norshield 86.2WG) NK từ châu Âu, có đến 75% đồng nguyên chất và chất bám dính đặc biệt nên phổ phòng trừ không những rộng, hiệu quả cao mà còn rất an toàn (đồng đỏ được châu Âu sử dụng trong canh tác hữu cơ). Về 2 hoạt chất Azoxytrobin + Difenoconazole thì Hợp Trí đã có sản phẩm Keviar 325SC, hỗn hợp của 2 hoạt chất trên. Cái khác của quy trình Hợp Trí chỉ là các sản phẩm trên tùy theo từng giai đoạn được phối hợp thêm một số phân bón lá như Cantrac (canxi), Kaliphos (Potassium Phosphonate) để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh và mẫu mã, màu sắc trái đẹp, giảm tối đa việc sử dụng chất kích thích xịt lớn trái. Ngoài ra, trước lúc thu hoạch, Hợp Trí còn sử dụng thêm Agri-Life 100SL, một loại thuốc trừ bệnh hữu cơ trừ nấm và vi khuẩn, còn được dùng rửa sạch trái cây trước lúc đóng gói XK theo yêu cầu bắt buộc của các khách hàng châu Âu. Với quy trình của Hợp Trí, ngoài việc phòng trừ bệnh đốm nâu có hiệu quả cao, người trồng thanh long còn yên tâm hơn bởi nó còn phòng trừ bệnh thán thư, bệnh thối cành. Ngoài ra năng suất tăng 30%, trái lớn, đồng đều, mã đẹp mà không sợ dư lượng thuốc BVTV.
QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI THANH LONG CỦA HỢP TRÍ
Vệ sinh vườn sau thu hoạch: 50g Norshied 86,2WG + 30 ml Caltrac/bình 16 lít. Phun kỹ toàn bộ trụ.
Nụ hoa ngón tay: 30g Norshied 86,2WG + 30 ml Caltrac/bình 16 lít. Phun kỹ toàn bộ trụ.
Hoa sắp nở: 30g Norshield 86.2WG + 20 ml Keviar 325SC/bình 16 lít. Phun kỹ toàn bộ trụ.
Rút râu: Lốc AK (20 ml Keviar 325SC + 20 ml AgriLife 100SL/bình 16 lít) + HT Kaliphos (50 ml). Phun trái.
Trái non 10 ngày: Lốc AK (20 ml Keviar 325SC + 20 ml AgriLife 100SL/bình 16 lít). Phun trái.
Trái lớn 17-20 ngày: Lốc AK (20 ml Keviar 325SC + 20 ml AgriLife 100SL/bình 16 lít) + HT Kaliphos (50 ml). Phun trái.
5-7 ngày trước thu hoạch: 20 ml Agri-Life 100SL/bình 16 lít. Phun trái.